Đường Nguyễn Thiếp trước 1975

Trước 1975 đường xá Sài Gòn có đủ các nhân vật lịch sử nhà Nguyễn và Tây Sơn

Tấm hình dẫn chứng dưới này là đường Nguyễn Thiếp hay Nguyễn Thiệp trước 1975 ở Sài Gòn và giờ vẫn còn

Năm 1955 Sài Gòn đổi tên đường Carabelli thành đường Nguyễn Thiệp. Đường này nối Tự Do và Nguyễn Huệ

Đáng lẽ là Nguyễn Thiếp, một vị nhơn sĩ Nghệ An Hà Tĩnh hợp tác với Nguyễn Huệ. Nhưng nhiều người hình như có xu hướng đọc Thiếp thành Thiệp do thói quen

La Giang phu tử, Lam Hồng dị nhân hay La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804)

Người quốc gia rất trung dung với lịch sử

Sài Gòn trước 1975 có tên đường phe nhà Nguyễn và Tây Sơn đủ hết. Có đường Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nguyễn Thiếp chung với Gia Long, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu….

Năm 1966 VNCH in tờ 200 đồng có chú thích bên dưới hình Nguyễn Huệ, tờ 500 đồng mệnh giá lớn nhứt là hình Trần Hưng Đạo, tờ 100 đồng nhỏ nhứt trong bộ 1966 in hình Tả Quân Lê Văn Duyệt

Nhưng bản thân Nguyễn Hụệ lên tiền chứ không phải “Quang Trung”

Trước đó ngày 1 tháng 6 năm 1957, Trung tâm huấn luyện số 1 Quán Tre được đổi tên thành Trung tâm huấn luyện Quang Trung, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra quyết định cải danh Trung tâm thành Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung

“Ba tháng Quang Trung da mềm nắng đổ

Mồ hôi thấm ngọt ướt vai anh

Đồng Đế đêm ngày nghe gió đổ cây giữa rừng

Không làm nản chí nam nhi”

Sau 1975 thì tên đường vua quan nhà Nguyễn bị xoá sạch sẽ

Đường Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Phan Thanh Giản, Hiền Vương, Nguyễn Hoàng, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Đăng Hưng, Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức….bị xoá không thương tiếc

Trước đó thời Pháp, năm 1940, trường nữ sinh áo tím được đổi tên thành Collège Gia Long, Lycée Gia Long

“Đường xa cô gái Gia Long về đâu?

Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu

Bao cô dưới cùng mái trường

Khi xưa đã tặng hoa mừng

Non sông thái hòa đem hoa khắp nhà

Nhớ ơn người lính trai quốc gia

Này cô xuân nữ Gia Long thành đô

Màu hoa thép súng xin dành tặng cô”

Sau 1975 trường Gia Long bị xoá để thành trường Nguyễn Thị Minh Khai, bị xóa sạch theo ý thức hệ “sĩ phu Bắc Hà” như trả thù cá nhân

-Đường Gia Long: Thành đường Lý Tự Trọng quận 1. Tỉnh Gia Định Gia Long b5 xoá thành Nguyễn Văn Nghi Gò Vấp

– Đường Minh Mạng: Thành đường Ngô Gia Tự quận 10. Gia Long Gia Định thành Nguyễn Đình Chính Phú Nhuận, Nguyễn Văn Lượng Gò Vấp

– Đường Thiệu Trị: Thành đường Nguyễn Văn Luông quận 6. Thiệu Trị Phú Nhuận thành Trần Hữu Trang

– Đường Tự Đức: Thành đường Nguyễn Văn Thủ quận 1 . Tự Đức Phú Nhuận thành Nguyễn Thị Huỳnh

– Đường Đồng Khánh thành Trần Hưng Đạo B quận 5 ,để phân biệt với ông Trần Hưng Đạo A phía quận 1

– Đường Thành Thái bị xoá thành đường An Dương Vương quận 5. (Sau cắt Nguyễn Tri Phương nối dài quận 10 đặt tên Thành Thái)

– Đường Duy Tân thành đường Phạm Ngọc Thạch quận 3

– Đường Khải Định thành đường Nguyễn Thị Tần.quận 8

– Hoàng tử Cảnh thành Bùi Minh Trực quận 8

– Hiền Vương Nguyễn Phước Tần thành Võ Thị Sáu quận 3

Và một lốc các công thần Nguyễn cũng bị xóa sạch gồm:Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy, Phạm Đăng Hưng, Phan Thanh Giản, Đỗ Thành Nhơn…

Chủ soái Đông Sơn Đỗ Thành Nhơn bị xóa tên đường mé quận 4 thành Đoàn Văn Bơ

Tại Mỹ Tho, trước 1975 từng có đại lộ Gia Long và đường Nguyễn Huệ

Đường Nguyễn Huệ là đường ngắn nằm đối diện nhà lồng chợ Mỹ Tho ,kéo dài từ rạp Vĩnh Lợi tới ngã ba Alexandre De Rhôdes,chạy ngang mặt tiền trụ sở xã Điều Hòa, tòa thị chánh Mỹ Tho

Đường Gia Long là đường ở bờ sông Tiền có công viên Lạc Hồng,có ga xe lửa

Gia Long là đường đẹp nhứt Mỹ Tho,chạy dài từ đầu vàm Bảo Định tới ngã tư Ông Bà Nguyễn Trung Long (ngã tư Cầu Bắc),trên đường này có dinh tỉnh trưởng Định Tường

Sau 1975 Gia Long bị xóa, Mỹ Tho giờ chỉ còn Nguyễn Huệ

Đây là vấn đề mà người Miền Nam thấy khó chịu tới ngày nay.