Tờ tiền mệnh giá 100 đồng Đông Dương

(Ảnh 3 người phụ nữ Việt, Lào, Cam trên tờ tiền 100 đồng Đông Dương)

Vụ kinh đào Phù Nam Techo, có lẽ người Khmer Cam Bốt muốn “thọt” sau lưng Việt tộc lần nữa? Và cũng muốn giỡn mặt lần nữa?

Ở Đông Nam Á người Việt Nam là một dân tộc không nhỏ. Việt tộc có văn minh riêng, hùng cường. Việt Nam là một dân tộc kỳ lạ nhứt nhì thế giới, bị Bắc thuộc 1050 năm mà không bị đồng hóa, vẫn lập quốc thành công. Việt tộc luôn đối đầu với Hán tộc ở sát nách. Hán là tộc hung tợn, tàn bạo không từ một thủ đoạn nào.

Lịch sử VN luôn biến động, lịch sử không đi theo một đường thẳng trơn tru và cũng không có giai đoạn nhứt định. Có những giai đoạn VN rất sáng sủa và giai đoạn cũng cực kỳ tăm tối. Có những giai đoạn nghẹt thở vì nhơn tố bất lợi quá nhiều, tưởng chừng vận nước lụn bại, rơi vào hố sâu không hy vọng.

Tất cả bởi vì lòng người, là người dân đôi lúc đối nghịch sự cai trị, cháu con bền bỉ, quốc dân đồng lòng , tánh dân tộc mạnh mẽ đã hun đúc ra một giống loài tự cường bất khuất, một dân tộc bị chèn ép nhiều nhứt nhưng lại quật khởi oai hùng bậc nhứt.

Người Việt Nam kỳ cục lắm, để chống Tàu thì học tuốt tuồn tuột hết những sở trường, sở đoản của nó.

Vận nước ở trong tay dân, trong tay từng người dân của quốc gia. Khi dân chúng tự mãn, cô lập, lười biếng, đồi trụy thì lịch sử suy vong.

Khi triều đình hủ bại, song dân sáng suốt, tỉnh trí, tầm nhìn cao, nội bộ hòa hài thì sẽ sản sanh ra quốc lực hùng mạnh tiến bộ, thủ lãnh mới sẽ xuất hiện dẫn dắt dân tộc

Việt Nam là một dân tộc bất hạnh vì bị Pháp giày vò, song đó cũng lại là cái phước cho dân tộc này

Sống với Tây, với Mỹ tập cho người Việt có tánh open (mở) trong tư duy. Một dân tôc khát khao cái mới, dị ứng với những kiểu nô dịch dân tộc kiểu âm mưu. Đừng bao giờ so sánh tư duy của dân Tàu và dân Việt, cũng đừng so với dân Cam Bốt. Với phần đông dân Việt, những sự kiện lịch sử trong nước xảy ra như thay trào hoán vị là chuyện thường tình.

Đảo chánh là từ mà lịch sử VN đã chứng minh, khi cái cũ không hoàn tất trọn vai trò của nó thì cái mới sẽ xuất hiện

Toàn quyền Paul Doumer viết về dân tộc Việt Nam như sau:

“Điều không thể chối cãi được là những người này hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Miên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhựt mới thấy có một giống người tương đương.
Người Việt và người Nhựt chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm”. ( L’Indo- Chine Française (Souvenirs) -Hoài niệm Đông Dương )

Paul Doumer đánh giá dân Việt cao hơn dân Miên, Lào, Thái Lan, và coi người Việt Nam ngang với người Nhựt về trí tuệ. Nhưng than ôi ! sau 49 năm từ 1975 tới nay, Việt Nam thua cả Miên rồi chứ đừng nói so với Nhựt.

Paul Doumer (1857-1932) là một chánh khách Pháp. Từ năm 1897-1902 là quan toàn quyền Đông Dương. Năm 1931 ông làm Chủ tịch Thượng viện Pháp và cũng trong năm đó được bầu làm Tổng thống của nền Đệ tam Cộng hòa, sau đó bị ám sát chết.

Nói tới Paul Doumer thì bạn phải nghĩ ngay tới ông toàn quyền chống lại chuyện hội đồng quản hạt Nam Kỳ đòi giữ lại ngân sách cho Nam Kỳ. Ông này xây đường xe lửa ngoài Bắc, trước đó thì Nam Kỳ đã tự xây đường xe lửa Sài Gon Mỹ Tho. Ông này xây cầu sắt Paul Doumer – cầu Long Biên. Ông này ủng hộ bác sĩ Yersin khám phá cao nguyên tìm ra Đà Lạt.

Thời ông này làm toàn quyền thì các đại việt gian như Trần Bá Lộc, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân cũng lên vù vù.

Trở lại vấn đề, Việt tộc là dân văn minh lúa nước, biết đúc trống đồng làm tế khí, biết chia thời gian xuân hạ thu đông, biết nhìn tinh tú trên bầu trời, nhìn nước lớn nước ròng, chim bay cò bay mà làm ra Kinh Việt và Tàu sau này kêu là Kinh Dịch

Việt Nam nằm về phía nam Trung Hoa – một nước rất lớn, rất thâm độc, bạo tàn. Giống Việt đã cố gằng trường tồn, tranh đấu cho sự độc lập, giữ vững văn hóa Việt của mình hàng ngàn năm nay

“Cây đa bến cũ năm xưa
Chữ tình ta cũng đón đưa cho trọn đời”

Hai chữ Việt Nam vang lên trên hàng triệu bờ môi người Việt, nằm trong tim nhiều người kể cả khi hơi tàn sức kiệt

“Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam nước tôi.
Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời”

Trên thế giới đọc cái tên nước là biết dân tộc đó. Chúng ta là tộc Việt nên chúng ta có Việt Sử, Việt Ngữ. Chúng ta từng qua nhiều triều đại, từ Nam Việt, Đại Cồ Việt tới Đại Việt, Đại Nam (Đại Việt Nam) đều đề cao chữ Việt linh thiêng của giống dòng máu đỏ da vàng này.

Nhưng tại sao sau 1975 tại Việt Nam lại có khái niệm ”Người Kinh”, dân tộc “Kinh”?

Bên kia Trà Cổ Móng Káy có một vùng Trường Bình – Bạch Long. Xứ này sau Công ước Pháp-Thanh 1887 thuộc Tàu thành ra hơn 2 vạn người Việt xứ này thành dân Tàu. Tàu đặt cho họ cái tên là “Kinh Tộc”京族 và được công nhận là một dân tộc thiểu số chánh thức tại Trung Quốc

Mặc dù chữ 京 kinh là kinh đô, nhưng tại sao lấy tên một dân tôc thiểu số của Mao Trạch Đông về thế chữ Việt, ép người Việt mình kêu nhau là người Kinh thì hơi kỳ cục

Tại vì dân Quảng Đông vẫn tự kêu họ là “người Việt” và cái “Lưỡng Quảng” vẫn âm ỉ trong lịch sử, đất cũ của Việt Nam và Tàu tìm cách né xa xa ra.

Vậy là sau 1975 người Việt sống ở Việt Nam vị văng miểng Kinh tộc nhưng với lý do rất hay mà người ta giải thích là chữ “Kinh” có từ thời Nguyễn để chỉ người Việt. Ngày nay Việt Nam có 54 dân tộc và đều mang quốc tịch Việt Nam nên người Việt phải gọi người Kinh …cho tiện (??)

Thời Nguyễn có nhiều người Việt, người Tàu, người Chàm hay đem hàng hóa từ đồng bằng lên núi non bán,trao đổi với người thiểu số. Khi đó có vài nơi kêu người thiểu số trên núi là người Thượng, rồi người Thượng kêu lại người Việt, Hoa, Chàm là người dưới kinh thành lên, kêu gọn là người Kinh

Cái này không logic, đã kêu trên là”thượng thì dưới phải là” hạ” chứ, Kinh đâu ra?

Có nghe câu rao không?

“Chiềng làng,chiềng chạ,thượng hạ đông tây”

Nhưng chuyện Kinh và Thượng chỉ là cách nói tình thế,là khẩu ngữ cho gọn miệng mà thôi. Suy cho cùng người Jrai, Êđê, Stieng, Hre, Bana ….cũng là Thượng đó. Còn Kinh có cả người Chàm, người Tàu, người Khmer

Vì cớ làm sao đủ 54 dân tộc “anh em” mà dân tộc Việt bị méo thành dân tộc Kinh?

Người Việt phải là “Dân tộc Việt” trong cộng đồng 54 dân tộc, mà dân tộc Việt là đông nhứt chứ

Sao không đổi tên nước từ Việt Nam thành Kinh Nam luôn cho tiện?

Mỗi khi ngồi lượm lặt từng con chữ Việt mà bần thần, tinh thần dân tộc trỗi dạy, hồn bừng bừng ngẫm ngợi

Nghe kinh đào Phù Nam Techo, tự dưng ngẫm nghĩ ngang tàng rằng, mày lại thách thức dân tộc tao nữa hả? Mày ôm Tàu là mày sắp chết, dân tộc mày cứ lần nào ôm Tàu là diệt vong mà vẫn chưa biết tởn hả?

Mỗi lần đọc những lời của chí sĩ Phan Bội Châu sau đây bạn sẽ hiểu tôc Việt thiêng liêng biết chừng nào

Phan Bội Châu có những ước mơ về tương lai quốc gia Việt Nam đẹp tuyệt vời từ những năm 1907 trong cuốn Tân Việt Nam:

(…) ”Miền núi sẽ đẹp như gấm vóc, thôn quê cũng hóa đô thành. Đến lúc ấy người nước ta đầu óc thông minh, tay chân khôn khéo rong ruổi khắp non sông đất nước, vật phẩm tuyệt đẹp đến nỗi Châu Âu, Châu Mỹ cũng phải chịu thua giá trị. Chúng ta bay nhảy đến thế, sướng biết chừng nào

Chúng ta sẽ lấy của cải mà đắp nên thành trì, trên thế giới không có loại pháo nào mà công phá nổi.

Chúng ta sẽ kết tàu làm trận, thì Châu Mỹ, Châu Âu cũng dễ lướt qua như sóng vậy.

Người nước ta đầy đủ và mạnh đến thế, sướng biết chừng nào.
Trời không thể đoạt được cái mong muốn đó của ta, đất không thể giữ được cái then chốt đó của ta. Nếu người trong nước ta đều đồng lòng thì việc dời đất trời, xoay sông núi đều làm dư sức. Người nước ta há lẽ nào lại tụt lùi mà không làm được hay sao? Gom chí khí của muôn người để xây nên thành cao ngút trời, góp trí tuệ lớn rung chuyển cả núi cao thì biển nào mà không lấp nổi.
Xin cúi đầu lạy, xin cúi đầu chào nước Việt Nam mới muôn muôn năm! Đồng bào nước Việt Nam mới muôn muôn năm!” (Hết trích dẫn)

Phan Bội Châu có những ước mơ về tương lai quốc gia Việt Nam đẹp tuyệt vời từ những năm 1907 trong cuốn Tân Việt Nam.

Việt tộc chúng ta mất đất Lưỡng Quảng từ thời Triệu nhưng đất cũ vẫn âm ỉ trong lịch sử chúng ta, một nhân vật nổi tiếng võ biền như Nguyễn Huệ còn nhắc tới đất này

Việt Nam là một tộc người có một cuộc tiến hoá không ngừng, người Việt đã học hỏi, tiếp thâu, bôn ba xây đắp cho Quốc Gia mình ngày càng tiến bộ, văn minh

“Tôi đi giữa trời bồi hồi
Cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa
Mong sao nước Việt đời đời
Anh dũng oai hùng chen chân thế giới”

Xin giữ gìn những tinh hoa, tự hào, lịch sử, lòng tự trọng của người Việt

Xin sống xứng đáng cho mong mỏi của tổ tiên, ông bà xưa!

Tự hào Việt Nam!

Nguyễn Gia Việt