Lịch sự kiểu Sài Gòn là như tấm hình, nam quần tây sơ mi ủi láng mướt, giày đen bóng, tóc chải keo, còn nữ áo dài e ấp hẹn nhau.
Đây là lịch sự kiểu Lục Tỉnh,vừa truyền thống vừa hiện đại.Nếu chàng trai mặc áo dài khăn đóng bước ra thì cô gái sẽ cười khúc khích “Anh giống ông nội em cúng đình quá” và bà con sẽ nói “Mày mỏng ẹo,thõng thượt dữ lắm nha hôn”
Cái thời thằng Điệp ,con Lan hay kiểu Vân Hùng,Kim Cương trong “Lá sầu riêng” đã hết rồi
Nhớ tuồng cải lương Tô Ánh Nguyệt mà hồi bao cấp vẫn thường nghe phát trên tivi .Trong tuồng này có một khúc hai ông già đụng nhau,một ông khăn đóng áo dài –một ông áo vest
Ông cả thì “tôi thủ cựu bài tân”,ông kia thì “tôi đả cựu nghinh tân”
Coi khúc này ai cũng cười,nó như là một màn hài kịch trong tuồng cải lương
Lớn lên mới hiểu rằng cả hai ông đều sai ,vì không có cũ sao có mới? Và cái cũ lạc hậu thì tất sẽ bị cái mới thay thế ,nếu ông không chịu thay đổi thì sẽ lỗi thời,lạc hậu
Người Nam Kỳ mình hay xài phương ngữ “cổ lỗ sĩ”để ám chỉ những người cổ hủ ,chậm chạp trong hoà nhập,những ông bà xưa trơ xưa trất có xu hướng đào hủ tục
Cổ lỗ sĩ là một từ ghép
古 cổ là cũ,xưa,魯 lỗ là chậm chạp, đần độn,tục tằn, thô bỉ,Chắc chắn là không phải chữ lỗ này vì nghĩa mạt sát quá .Lỗ này có bà con vói “lỗ nẻ”,tức là một cái lỗ,hố sâu trên mặt đất
Cực đoan quá không hay,cái đạo trung dung là hay nhứt,có tiếp thâu,có bảo tồn,hay ta học,tệ ta bỏ
Lúc đầu nhiều người Nam Kỳ nói riêng và VN nói chung kiên quyết không học Quốc Ngữ,giữ rịt chữ Nho và cái búi tó củ hành.Nhưng lịch sử đã chứng minh,ông bà mình giữ cái cần giữ,bỏ cái cần bỏ rõ ràng rồi
Nho học đã bị Tây học hạ bệ chữ Quốc Ngữ thay thế,dân tộc ta có chữ viết của riêng mình
Nam Kỳ không cổ lổ sĩ ,người Nam Kỳ sống như dân Huê Kỳ vậy,sống thực,sống mở trong tư duy
Đây là Thiên Mệnh (Ý Trời).
Những điệu hò,câu lý,những đờn ca tai tử,cải lương cất lên từ xóm làng hun hút Miền Nam đã tạo ra một nền văn hóa rực rỡ nhứt nhì Việt Nam
“Trời minh mông, đất cũng minh mông
Hò chơi cho vui ruộng vui đồng”
Con cháu cám ơn ông bà tổ tiên đã cho con cháu miếng đất cắm dùi,cho một lòng kiêu hãnh trên xứ Nam.Cám ơn những đôi chưn nứt nẻ không giày dép đó tạo ra một Miền Nam luôn tân tiến trong truyền thống
Nước sông luân chuyển, hết ròng rồi lớn, lớn rồi lại ròng
Phận con cháu một mặt giữ đúng ý chí ông bà mình,không cần thêm thắt đẻ ra cái chi mới hết,cứ ông bà ta giữ đất,giữ quyền lợi như thế nào thì mình cứ y thinh như vậy ,mặt khác tùy theo thời cuộc ,tùy theo sự tiến bộ mà đẩy thuyền lướt sóng lên cao thể hiện đúng vị trí,quyền hạn,phẩm hạnh của mình
Ta phải bồi cho xứ sở.
Nguồn FB Nguyễn Gia Việt